NHỔ RĂNG KHÔN ( RĂNG 8)
Nhổ Răng Khôn Là Gì?
Nhổ răng khôn là một quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng để nhổ một hoặc nhiều răng khôn của bạn. Răng khôn là bốn răng vĩnh viễn mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành, nằm ở góc trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Răng khôn còn gọi là răng hàm thứ ba, là răng mọc cuối cùng ở độ tuổi vị thành niên hoặc ở độ tuổi 20 và có thể cần phải được nhổ bỏ dựa trên khuyến cáo của nha sĩ.
Tổng Quan Về Răng Khôn
Răng khôn, thường được gọi là răng hàm thứ ba, thường mọc trước tuổi 25 và chúng được gọi là răng khôn vì chúng mọc ở độ tuổi trưởng thành. Đối với một số người, răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ, bởi chúng "đến và đi nhẹ nhàng như một cơn gió", không hề gây đau đớn; nhưng đối với những người khác, mọc răng khôn có thể trở thành một vấn đề nếu răng không mọc chồng chéo trong miệng của bạn, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm, khi răng khôn mọc, nha sĩ của bạn thường sẽ kiểm tra những yếu tố sau đây:
- - Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị mắc ở răng. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- - Răng khôn không mọc đúng vị trí có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng khôn và các răng hàm bên cạnh.
- - Răng khôn chỉ mọc một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau hàm, sưng và cứng hàm.
- - Nếu răng khôn không có đủ không gian để mọc, sẽ xảy ra hiện tượng mọc chồng chéo hoặc sẽ gây tổn thương cho những răng bên cạnh.
- - Răng khôn mọc ngầm có thể dẫn đến sự hình thành của u nang ở trên hoặc gần răng mọc ngầm. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng chân răng của các răng bên cạnh hoặc phá hủy xương hỗ trợ răng của bạn.
Làm Thế Nào Để Biết BẠN Cần Nhổ Răng Khôn?
Hãy khám răng định kỳ hai lần một năm để nha sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu nha sĩ phát hiện vấn đề đáng lo ngại nào về răng khôn của bạn, họ sẽ kiểm tra chuyên sâu hơn và tiến hành chụp X-quang, cũng như thảo luận với bạn về phương pháp điều trị những vấn đề đó. Răng khôn thường được nhổ thông qua phẫu thuật nhổ răng khôn khi có các dấu hiệu như sau:
- - Những chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh răng khôn có thể bị tổn thương
- - Nguy cơ răng mọc ngầm
- - Nguy cơ viêm nhiễm răng
- - Hình thành u nang hoặc khối u
Nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng trong tương lai, và những bệnh nhân lựa chọn nhổ răng khôn hiếm khi gặp các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù khó có thể dự đoán các vấn đề gặp phải trong tương lai, nhưng lý do để thực hiện nhổ răng khôn thay vì giữ chúng lại trong miệng là để giúp chúng ta có một hàm răng tốt đẹp hơn trong tương lai:
- - Răng khôn không có các triệu chứng trên vẫn có thể chứa các nguy cơ gây bệnh.
- - Nếu không có đủ không gian cho răng khôn mọc, thường rất khó để tiếp cận cũng như làm sạch răng khôn đúng cách.
- - Các biến chứng nghiêm trọng của răng khôn ít xảy ra ở người trẻ tuổi.
- Người lớn tuổi có thể gặp khó khăn với việc phẫu thuật và biến chứng hậu phẫu thuật.
Rủi Ro Của Việc Nhổ Răng Khôn Là Gì?
Mặc dù hầu hết các ca nhổ răng khôn không dẫn đến các biến chứng lâu dài, nhưng một số vấn đề có thể xảy ra sau quá trình phẫu thuật như là:
Ổ răng bị khô là tình trạng cục máu đông hậu phẫu thuật bị bật ra khỏi vết thương phẫu thuật (trong ổ răng) và khiến xương nằm bên dưới bị lộ ra ngoài. Ổ răng bị khô có thể gây đau đớn và làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
- - Các hạt thức ăn bị mắc kẹt hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng trong ổ răng.
- - Các vấn đề về xoang do viêm nhiễm.
- - Xương hàm dưới yếu đi.
- - Tổn thương thần kinh ở môi dưới, lưỡi hoặc cằm.
Nếu bạn lo lắng về những rủi ro trong quá trình nhổ răng khôn, hãy chia sẻ đội ngũ nha sĩ và bác sĩ ALi phẫu thuật răng miệng của bạn về những lo ngại đó. Các bác sĩ có thể giải thích quy trình nhổ răng khôn và cung cấp thông tin chi tiết về quy trình nhổ răng để xem liệu việc phẫu thuật có phù hợp với bạn hay không.